Nghề làm gốm là gì? Cách sản xuất ra Gốm?
Nghề làm gốm là gì? Cách sản xuất ra Gốm?
Nghề gốm là một trong những ngành nghề truyền thống, đã xuất hiện lâu đời tại Việt Nam. Các vật dụng bằng gốm cũng vì thế mà trở nên vô cùng quen thuộc, hiện diện nhiều trong đời sống Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các đặc điểm của ngành nghề này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Mua Bán tìm hiểu ngay một số đặc điểm của nghề làm gốm – một trong những làng nghề nổi tiếng và thu hút nhiều du khách nhất hiện nay.
Giới thiệu về nghề làm gốm
Trước khi tìm hiểu chi tiết về quy trình của nghề làm gốm, dưới đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến ngành nghề truyền thống này mà bạn nên biết:
Nguồn gốc của nghề làm gốm
Là một trong những ngành nghề truyền thống nổi tiếng nhất tại Việt Nam, tuy nhiên lại chẳng ai biết được ngành nghề này đã xuất hiện từ bao giờ. Nghề làm gốm đã có từ rất lâu, được ông bà truyền lại cho con cháu, đến nay vẫn giữ vững được những đặc điểm rất riêng và đã trở thành một nét tinh hoa của dân tộc Việt.
Các di chỉ về nghề làm gốm đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước, kể từ khi ông cha ta bắt đầu quá trình dựng nước và giữ nước vĩ đại. Gốm cổ truyền hiện diện trong văn hóa Hòa Bình, Hạ Long, Bắc Sơn,… sau đó là các dấu tích của thời kỳ đồ đá mới như Phùng Nguyên, Gò Mun hay Đồng Đậu. Nguồn gốc của nghề làm gốm từ giai đoạn Phùng Nguyên cách đây khoảng 4000 năm ở nước ta đã có những bước phát triển mạnh.
Cách thức làm gốm.
Người ta đề cập đến 2 cách thức làm gốm là gốm cổ điển và gốm không nung.
Cấu tạo đồ Gốm: Gốm sứ thường được làm bằng cách lấy hỗn hợp đất sét, các nguyên tố đất, bột và nước và định hình chúng thành các dạng mong muốn. Khi gốm đã được định hình, nó được nung trong lò nhiệt độ cao được gọi là lò nung. Thông thường, gốm được phủ trong các chất trang trí, không thấm nước, giống như sơn được gọi là men.
Gốm cổ điển.
Nguyên tắc chính của gốm cổ điển vẫn bao gồm 05 công đoạn:
- Chọn đất nguyên liệu: Đất sét hay đất sình nhiều mùn được xem như nguyên liệu chủ yếu để làm gạch. Đất thường được thu, lọc trong nước dư để loại rác rến, sạn đá... và hong cho ráo bớt nước đến thủy phần 55 - 65 ppm để dễ tạo hình.
- Tạo hình: Đất được cho qua khuôn đúc, quay phôi (không liên tục) hay nén qua khuôn để tạo hình theo mẫu cho trước.
- Hong khô: Phôi gốm còn ướt, được đặt nơi bóng râm và hong cho ráo đến khi còn thủy phần 30 - 35 ppm. Sau đó xếp vào lò nung.
- Nung: Nhiệt năng từ việc đốt củi, than, than đá hay gaz nâng nhiệt độ lò từ nhiệt độ thường lên 1100o đến 1600o C trong 20 đến 30 giờ. Sau đó cho nhiệt độ giảm dần trở về nhiệt độ thường trong thời gian tương tự.
- Loại bỏ phế phẩm: Loại bỏ các sản phẩm bị cong vênh, bể vỡ do non lửa hay quá già lửa v.v... và thu sản phẩm. Tỷ lệ phế phẩm rất cao chính là đặc trưng của công nghệ sản xuất gốm cổ điển.
Gốm không nung
Nguyên lý hoá thạch
Hoá thạch là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học dù đã có chuyên ngành riêng là ngành thạch học (petrography). Một hỗn hợp có khả năng hoá thạch khi:
- Hoá thạch thụ động (passive petrifaction): Năng lượng nội hàm đủ lớn, có khả năng biến tính tự động để tạo thế cân bằng nhiệt hoá mới với mức năng lượng và hoạt tính hoá học thấp hơn nhiều.
- Hoá thạch chủ động (active petrifaction): Năng lượng nội hàm ở mức thấp, cần một số tác động ở mức thấp của áp suất, nhiệt độ, xúc tác... trong thời gian dài đủ hoàn tất quá trình hoá thạch.
- Hoá thạch hỗn hợp (joint petrifaction): Năng lượng nội hàm ở mức độ cận bão hoà, chỉ cần một số tác động ở mức thấp của áp suất, nhiệt độ, xúc tác... trong thời gian ngắn để kích thích quá trình hoá thạch diễn ra. Tiếp theo là quá trình tự động hoá thạch.
Viết bình luận