Các làng nghề Gốm Sứ tại Việt Nam

Làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội)

Nhắc đến nghề làm gốm, có lẽ ai cũng sẽ nhớ đến cái tên Bát Tràng. Thời xa xưa, Bát Tràng trong mắt những người con Hà Thành là một gò đất cao, được đặt cạnh sống để thuận tiện cho công việc làm gốm thủ công. Đến nay, dù đã trải qua rất nhiều năm, Bát Tràng vẫn là làng nghề nổi tiếng nhất tại Việt Nam về gốm cổ truyền. 

Hiện nay, Bát Tràng có đến hơn 600 cơ sở làm gốm, đa số đều là các hộ gia đình có truyền thống trong làng. Ở đây còn lưu giữ rất nhiều nét đặc trưng của nghệ thuật gốm cổ, với các dòng men xa xưa và sản phẩm thủ công 100%. 

Làng gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách, Hải Dương)

Chu Đậu là một trong những làng gốm có mặt sớm nhất tại Việt Nam. Nhưng đến nay, làng nghề này đã không còn nữa. Những hiện vật về làng nghề này hiện nay chỉ còn được tìm thấy ở một số bảo tàng nổi tiếng ở Việt Nam và trên cả thế giới. Tuy đã suy tàn, đây vẫn là một trong những dấu ấn về nghề làm gốm cổ truyền Việt Nam, chứng minh sự phát triển thịnh vượng của ngành nghề này trong quá khứ. 

Làng gốm Phù Lãng (huyện Quế Võ, Bắc Ninh)

Cùng với làng gốm Bát Tràng, Phù Lãng cũng là một trong những làng nghề nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, trải qua rất nhiều năm hình thành và phát triển, làng nghề này đã không còn giữ được tiếng vang như trước, chỉ còn sản xuất một số loại đồ gia dụng bằng sét đỏ. Thời gian gần đây, với những bước tiến trong việc khôi phục các ngành nghề cổ truyền, Phù Lãng đã và đang dần dần lấy lại được các giá trị truyền thống vốn có. 

Làng gốm Thanh Hà (Hội An)

Làng gốm Thanh Hà ở phố cổ Hội An cũng được rất nhiều du khách biết đến với nguyên liệu độc lạ, tạo nên những sản phẩm có màu sắc đỏ cam nhẹ nhàng và độ tơi xốp ấn tượng. Hiện nay, nếu đến Hội An và ghé thăm làng thì bạn vẫn có thể chiêm ngưỡng được một số sản phẩm nổi tiếng như tượng trang trí, tranh hay đèn…

Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang)

Thổ Hà tại Bắc Giang là một trong những làng nghề truyền thống làm gốm có từ lâu đời tại Việt Nam. Kỹ thuật làm gốm ở đây cũng có một vài nét tương đồng với gốm Phù Lãng, với các sản phẩm được phủ men da lươn và đa phần là các loại đồ gia dụng trong nhà như chậu, lu hay sành…

Làng gốm Phước Tích (Thừa Thiên – Huế)

Làng gốm Phước Tích là làng nghề cổ truyền phát triển mạnh trong thời nhà Nguyễn, thường làm ra các sản phẩm dành cho hoàng tộc. Nguyên liệu để sản xuất gốm tại đây thường là các loại đất sét có màu xám đen. Trải qua rất nhiều thăng trầm trong lịch sử, làng nghề này hiện nay đã không còn nữa. Các nhà chức trách đã và đang cố gắng khôi phục lại nhưng vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi. 

Làng gốm Bàu Trúc (Bình Thuận)

Nhắc đến nghề làm gốm tại Việt Nam, sẽ là một thiếu sót nếu không kể đến làng gốm Bàu Trúc tại Bình Thuận. Kỹ thuật làm gốm ở đây vô cùng khác biệt, gốm không được nung trong lò mà sẽ được nung ngoài trời với nhiệt độ khoảng 700-900 thông qua việc phủ rơm và đốt củi. Đặc biệt, gốm ở đây sẽ có độ tinh tế vô cùng cao bởi được làm thủ công hoàn toàn bằng bàn tay của nghệ nhân làm gốm. 

Làng gốm Cây Mai (TP. Hồ Chí Minh)

Làng gốm Cây Mai có khá nhiều điểm đặc trưng so với kỹ thuật làm gốm tại Việt Nam, bởi làng nghề này là do những người Hoa di cư vào thành lập. Chất men ở đây khá đa dạng, kết hợp giữa men da lươn, men xanh rêu và xanh coban, tạo nên những sản phẩm khá độc lạ và phong phú.

Tuy nhiên, đến nay làng nghề làm gốm này đã không còn nữa. Bạn chỉ có thể thấy được một số sản phẩm còn được trưng bày tại các ngôi chùa ở quận 5 và quận 6. 

Làng gốm Biên Hòa (Đồng Nai)

Chất gốm ở làng nghề Biên Hòa là sự pha trộn giữa nét Trung Đông của Cây Mai và sự du nhập của văn hóa Pháp. Tại đây không chỉ sản xuất các đồ gia dụng hàng ngày mà còn làm ra các sản phẩm như tượng voi, trâu, thú, tượng khắc chìm,… Dù không còn giữ được tiếng vang như xưa, làng gốm Biên Hòa hiện vẫn là một trong những làng gốm vẫn còn hoạt động sản xuất và xuất khẩu đều đặn. 

Làng gốm Vĩnh Long (Vĩnh Long)

Làng gốm Vĩnh Long là một trong số ít các làng nghề chuyên phục vụ cho mục đích xuất khẩu. Gốm ở đây được nung bằng đất sét đỏ, xuất hiện các vân trắng đặc trưng và sản phẩm thường có kích thước khá lớn. 

Làng gốm Lái Thiêu – Tân Phước Khánh (Bình Dương)

Làng gốm Lái Thiêu tại Bình Dương là một trong số ít những làng nghề làm gốm cổ truyền vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay. Gốm Lái Thiêu đa dạng, phong phú về chất men, là sự kết hợp hoàn hảo giữa tinh hoa đất Việt và sự tinh tế từ gốm xứ Trung. Gốm ở đây có giá cả vô cùng bình dân, đang là địa điểm được nhiều du khách trong nước và quốc tế ghé đến. 

Làng gốm Khmer (An Giang)

Mang đậm dấu ấn đặc trưng của dân tộc Khmer tại vùng núi An Giang, làng gốm Khmer đã có thời gian hình thành và phát triển lên đến hàng trăm năm. Dù không còn giữ được sự phồn vinh như trước, làng gốm Khmer hiện vẫn đang là một trong những địa điểm được nhiều người yêu thích và ghé thăm để trải nghiệm công nghệ làm gốm thủ công độc lạ.

Viết bình luận